Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các giải pháp hợp lý áp dụng cho lưới điện phân phối việt nam đạt tiêu chuẩn lưới thông minh, mã số: kc.05.12/11-15
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP HỢP LÝ ÁP DỤNG CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VIỆT NAM ĐẠT TIÊU CHUẨN LƯỚI THÔNG MINH, Mã số: KC.05.12/11-15
Do PGS.TS Phạm Văn Hòa làm chủ nghiệm đã hoàn thành, bảo vệ thành công cấp cơ sở.
Thành quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng tại lưới điện Trạm biến áp (TBA) Dịch vọng 22, Hà nội. Đây là lưới điện thông minh đầu tiên tại Việt nam và sẽ là tiền để cho triển khai cho các TBA phân phối hạ thế trên toàn quốc.
LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH TBA DỊCH VỌNG 22
TBA Dịch Vọng 22 Hà Nội đã tiếp cận “Lưới thông minh” từ ngày 13 tháng 12 năm 2014.
Trạm đã được trang bị một cơ sở hạ tầng hiện đại cùng hệ thống truyền thông, các thiết bị điều khiển và phần mềm tương thích tạo một hệ thống SCADA linh hoạt, điều khiển toàn bộ lưới điện hoàn toàn tự động, Online như trên hình 1.
Hình 1. Hệ thống SCADA lưới điện thông minh TBA Dịch vọng 22
Về cơ sở hạ tầng đã thay thế và bổ sung các Aptomat loại hiện đại có điều khiển từ xa, thay thế hàng loạt các công tơ cũ bằng công tơ PAC 3200, cho phép đo đếm và lưu trữ các thông số điện một cách liên tục với số lượng lớn thông số, đặc biệt chung được nối trực tiếp vào mạng và số liệu đọc hiển thị trên màn hình LCD; Ngoài ra còn.thiết lập các nguồn điện phân tán (diezel, pin mặt trời) làm nguồn điện dự phòng.
Hệ thống truyền thông dùng cáp Profibus DP cùng các thiết bị điều khiển: Card kết nối PAC 3200 với mạng, Bộ quản lý phân tán có nhiệm vụ gom các dữ liệu từ các thiết bị trường và lặp tín hiệu cho mạng, Bộ vi sử lý PLC S7300 nhận tín hiệu đo lường thông qua mạng Profibus và cầu đấu nối cho thiết bị vào ra, 04 bộ chuyển tự động phụ tải pha, Bộ tự động chuyển nguồn ATS, các contactor và các thiết bị phụ trợ khác.
Toàn bộ hệ thống TBA Dịch Vọng 22 được điều khiển bởi một PLC S7-300, đặt tại tủ điều khiển trung tâm, PLC này kết nối với các trạm khác thông qua các module ET200 qua mạng Profibus-DP. Trên mỗi trạm ET200 này có các module vào ra số (DI/DO) để thu thập các tín hiệu và điều khiển các thiết bị của trạm điện. Các lệnh điều khiển được thực hiện nhờ phần mềm WinCC cài đặt trên máy tính trung tâm, người vận hành lưới thao tác bằng các Giao diện trên màn hình máy tính.
Lưới điện thông minh tại TBA Dịch vọng 22 cho phép tại Phòng điều khiển điều khiển vận hành toàn lưới hoàn toàn tự động, bao gồm:
Một là, giám sát và điều khiển từ xa trạng thái đóng/cắt các Aptomat, cho phép sử lý sự cố chỉ trong vài giây thay vi trước đây mật hàng giờ thậm chí cả ngày, phát hiện và phân vùng sự cố đảm bảo mất điện chỉ trong phạm vi hẹp (chỉ mất điện cục bộ thay cho mất điện diện rộng trước đây).
Hai là, giám sát toàn bộ thông số điện như dòng điện, điện áp, công suất, tần số, hệ số , dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ bộ PAC 3200 gửi về trung tâm và lưu giữ trong máy tinh, phục vụ cho các bài toán xây dựng đồ thị phụ tải, làm hóa đơn thu tiền điện, quản lý nhu cầu phụ tải, san bằng đồ thị phụ tải,…
Ba là, tự động điều chỉnh bù công suất phản kháng đảm bảo hệ số công suất đạt giá trị mong muốn (0,95) và nâng cao chất lượng điện áp cho toàn lưới.
Bốn là, các bộ chuyển tự động phụ tải pha đảm bảo cân bằng giá trị dòng pha tại xuất tuyến, thời gian mất điện do chuyển phụ tải gây ra rất ngắn (khoảng trên 10 ms), không gây cảm giác mất điện đối với hộ tiêu thụ điện.
Năm là, Bộ chuyến nguồn tự động ATS cung phầm mêm điều khiển cho phép lựa chọn nguồn điện cấp, trong đó có nguồn điện phân tán (diezel, pin mặt trời) cho phụ tải Công ty Điện lực Cầu giấy.
Với chức năng điều khiển tự động, Online nêu trên Lưới thông minh TBA Dịch vọng 22 đem lại lợi ích đáng kể về kỹ thuật và kinh tế. Lưới thông minh đảm bảo mọi sử lý thao tác vận hành nhanh, làm tăng độ tin cậy, đẩm bảo chất lượng điện áp, cân đối tải dòng các pha, giảm tổn thất điện năng. Lưới thông minh làm giảm chi phi đáng kể do giảm nhân viên vận hành, do tiết kiệm điện năng, do tính toán chính xác đáp ứng cho thị trường điện cạnh tranh,…
Bài viết do PGS-TS Phạm Văn Hòa, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các giải pháp hợp lý áp dụng cho lưới điện phân phối Việt Nam đạt tiêu chuẩn lưới điện thông minh” (Mã số: KC.05.12/11-15) cung cấp.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong việc tăng cường chất lượng thực hành cho sinh viên
- 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật trong năm 2015
- Đề tài: Xử lý bã cafe làm phân hữu cơ vi sinh
- Máy phát điện thủy khí ACBell
- Việt Nam phát triển điện mặt trời theo hình thức nào là phù hợp
- Đề tài: Máy bơm nước bằng điện mặt trời
- Nghiên cứu khảo sát Lập bản đồ đánh giá thổ nhưỡng, khí hậu của một số vùng cây đặc sản của địa phương từ đó xây dựng quy trình chăm sóc, bảo tồn và nhân rộng Một số đặc sản
- Đề tài: Xây dựng mô hình và triển khai dự án điện mặt trời nối lưới cho các đơn vị hành chính hoặc các trường học tại các địa bàn còn gặp nhiều khó khăn
- Một số vấn đề về cơ chế tài chính với hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( fdi) vào Việt Nam dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô
- Công trình nghiên cứu khoa học của Trường Cách tải app tài xỉu trong chương trình “7 ngày công nghệ”
- Đề tài: Nghiên cứu giải pháp tổng thể trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái công nghệ cao phù hợp với địa hình địa lý và thổ nhưỡng của địa phương
- Đề tài: Xây dựng và triển khai dự án điện mặt trời nối lưới công suất từ 3 đến 5 KW tại trung tâm làm mô hình điểm và đánh giá kết quả. Từ đó nhân rộng trên toàn tỉnh.
- Lưới điện thông minh tại trạm biến áp hạ áp
- Fast synthesis of PbS nanoparticles for fabrication of glucose sensor with enhanced sensitivity
- Ứng dụng pin mặt trời vào bơm nước và thắp sáng đèn Led cho cây trồng, vật nuôi
- Đề tài cấp Nhà nước
- Kết quả và Kết luận của khảo sát
- Đề tài nghiên cứu
- Đề tài: Mô hình tầu cao tốc có tốc độ ngang với máy bay
- Phương pháp đo nội trở để kiểm tra chất lượng ACCU - Measuring internal resistance to test battery
- Ứng dụng kỹ thuật điện tử công suất để điều khiển đóng cắt và thay đổi tham số các thiết bị bù trong lưới điện
- Sử dụng phương pháp nhúng để tăng hiệu năng của hệ vi xử lý kiến trúc OpenRISC (Using Embedding methods to increase Efficience of MicroProcessor Systems with architecture OpenRISC)
- Việt nam phát triển điện mặt trời theo hình thức nào là phù hợp
- Quy trình chế tạo IC từ phiến silicon.
- Giải pháp hữu ích: gạch định hình
- Xây dựng bài toán bù tối ưu và phương pháp thiết kế bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số Cos
- Nghiên cứu thủ tục truy nhập đa phương tiện cho hệ thông băng thông rộng đa truy nhập theo mã và thời gian với việc sử dụng thuật toán điều khiển công suất cực tiểu và xây dựng lịch trình xử lý