Việt nam phát triển điện mặt trời theo hình thức nào là phù hợp

Tác giả: Phạm Văn Hiệp - Trường đại học quốc tế Bắc Hà

Ngày 11/4/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 11/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời .Từ đó đến nay các dự án điện mặt trời đang dần trở nên thu hút, con số tạm tính đến đầu 2018 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng ký đầu tư vào Việt Namvới tổng công suất nguồn lên tới hơn 17.000 MW, điện mặt trời là lĩnh vực khá mới nên có sức hút và quan tâm rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo cân nhắc nên hay không nên tiếp tục đầu tư vào các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam?

Để phát triển dự án điệm mặt trời có hiệu quả bắt buộc phải khảo sát, đánh giá rất chẩn về thời tiết và kiểm soát rất chặt trẽ về công nghệ.

Về thời tiết: có 2 yếu tố về thời tiết chính để quyết định đầu tư dự án điện mặt trời (1) số giờ nắng trong năm, (2) số lần mưa và bóng râm xuất hiện trong ngày và khoảng thời gian tồn tại của chúng là bao lâu… 

Về công nghệ: phải kiểm soát được hiệu suất và tuổi thọ của tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT), tấm PIN tiêu chuẩn có tuổi thọ trên 20 năm, tuổi thọ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí (1) độ bền cơ học và các linh kiện của tấm PIN, (2) duy trì ổn định hiệu suất, có nghĩa là sau 20 năm hoạt động vẫn đạt trên 80% hiệu suất,

Thứ nhất: về yếu tố thời tiết một số tỉnh phía Nam có cường độ bức xạ mặt trời là phù họp, đạt từ 1.200 đến 1.500 giờ nắng/ năm nhưng do đặc thù thời tiết phía Nam có hai mùa nưa và nắng,  về mùa mưa thường xuyên xuất hiện mưa hoặc bóng râm,  thời gian  tồn tại chỉ 5 đến 10 phút, một ngày diễn ra từ 3 tới 10 lần

Như vậy nếu quy hoạch và phát triển các nhà máy điện mặt trời tập trung ở Việt Nam là không phù hợp,  do yếu tố về thời tiết như đã nêu ở trên, nếu chúng ta quy hoạch  sản xuất điện mặt trời tập trung sẽ dẫn tới cùng một lúc hàng 1000 MW đến 10.000 MW bị ON/OFF đột ngột trong khoảng thời gian từ 5-10 phút dẫn đến mất an toàn nghiêm trọng trong việc vận hành và điều độ lưới điện của EVN, mặc dù trước khi nghiên cứu đề xuất cho phát triển điện mặt trời, EVN đã lên kế hoạch nguồn dự phòng cho điện mặt trời nhưng có thể ngay cả EVN cũng chưa khảo sát hết đến yếu tố thời tiết.

Thứ hai: về công nghệ từ chủ đầu tư đến các cơ quan quản lý nhà nước cho đến nay vẫn chưa có đủ trình độ và công cụ để đánh giá và kiểm soát hết các chỉ tiêu của PIN (NLMT), hiện nay chủ yếu là quản lý công nghệ thông qua các tài liệu quảng cáo chứ chưa có đủ trình độ và thiết bị, để đánh giá các tấm PIN (NLMT) được nhập về Việt Nam hiện nay.

Ví dụ: hiệu suất của tấm Pin không phải chỉ quyết định chất lượng bởi các tế bào quang điện (tấm cell) mà còn quyết định bởi dây truyền công nghệ lắp ráp và các linh kiện lắp kèm theo như: tấm kính, EVA, tấm tả nhiệt, … nếu hiệu suất tấm PIN là 17% nhưng chất lượng tấm kính không đúng chuẩn (do tỷ % kim loại cao) khi tấm PIN hoạt động ngoài trời, trong ánh nắng mặt trời có thành phầm tia cực tím, sẽ làm tấm kính bị ngả mầu vàng (do tỷ % kim loại cao) dẫn đến hiệu suất suy giảm nhanh ( tỷ lệ suy giảm hiệu suất phụ thuộc vào chất lượng của tấm kính) nếu chúng ta không kiểm soát được chất lượng thì sau 5 – 10 năm, hiệu suất của tấm PIN (NLMT) chỉ còn 50-60% và còn giảm sâu hơn nữa, dẫn đến dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn, khi đó nợ xấu của ngân hàng lại tăng.

Mặt khác rác thải của nhà máy PIN mặt trời là rất lớn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, nếu chúng ta không kiểm soát tốt về công nghệ thì chính nước ta, sẽ là địa chỉ để các công ty nước ngoài hoặc thông qua các công ty trong nước đưa công nghệ lạc hậu, hàng chất lượng không đủ tiêu chẩn vào Việ Nam.

Kết luận:

Với những phân tích ở trên thì Việt Nam không nên quy hoạch và đầu tư các nhà máy điện mặt trời tập trung và có công suất lớn. đồng thời phải nâng cao công tác kiểm soát và quản lý về chặt trẽ về công nghệ, ngăn chặn các nhà đầu tư lợi dụng cơ chế đưa các tấm PIN (NLMT) không đủ tiêu chuẩn vào dự án.  

Việt Nam nên chỉ đầu tư PIN (NLMT) theo hình thức phân tán công suất nhỏ tại các hộ gia đình, các tòa nhà chung cư, cơ quan, trụ sở làm việc… để phát triển được mô hình này thì cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành chính sách mua bán điện hai chiều.  Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

about-star
about-star