Giải pháp hữu ích: gạch định hình

Tác giảPhạm Văn Hiệp

               

                                                            

                                                                      

                                                                

                                                                                                                              Hình 1

MÔ TẢ ĐĂNG KÝ KIỂM DÁNG GẠCH ĐỊNH HÌNH ( MẪU SỐ 02

  1. Mục tiêu thiết kế kiểu dáng gạch ĐỊNH HÌNH:
  1. Gạch xây không tốn kém quá nhiều vữa như các loại gạch chuyền thống
  2. Trong quá trình xây vữa không bị rơi ra ngoài, hạn chế tối đa lãng phí trong thi công
  3. Trong quá trình xây không cần nhợ có tay nghề cao vì gạch đã được định vị bằng các đường thẳng và cạnh khớp giữa hàng trên và dưới
  4. Gạch xây có thể chát hoặc không cần chát vì gạch được thiết kế xây không có mạch vữa lộ ra ngoài
  5. Gạch xây không bị thấm nước ở mạch dọc và mạch ngang vì được thiêt kế có kiểu dáng ĐỊNH HÌNH khác biệt so với gạch chuyền thống
  6. Gạch được thiết kế theo kiểu dáng khác biệt nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố là các mặt của viên gạch vẫn nằm song song và vuông góc như gạch chuyền thống
  7. Gạch có thể được tạo 2 hoặc nhiều lỗ làm giảm trong lượng của gạch
  8. Gạch được thiết kế kiểu dáng ĐỊNH HÌNH phù hợp cho người xây, không tốn công xây, vữa xây, “xây dưới dạng xếp chồng”
  9. Kích thước gạch không xác định.
  1. Chất liệu làm gạch
  1. Làm bằng đất nung chuyền thống
  2. Làm bằng vữa xi măng thông thường
  3. Làm bằng bê tông bọt nhẹ
  1. Mô tả tính năng của các vị trí trong (Hình 1; Hình 8; Hình 9; Hình 10A và hình 10B)
  1. Vị trí số 1 và số 2 (Hình 1): Tạo mặt phẳng để viên gạch nằm vuông góc với mặt đất tại nặt trên và mặt dưới viên gạch
  2. Vị trí số 1(Hình 1): dùng để đổ vữa xây liên kết mạch ngang khi xây, Vữa được điền đầy tại vị trí số 11 (Hình 8)
  3. Vị trí số 8: Vách ngăn không cho nước thấm qua mạch ngang, khi xây vị trí số 8 (hình 10A) được lắp với vị trí số 9 (hình 10B), hai vị trí này khí xây tạo ra khe hở tại vị trí số 12 (hình 9) khe hở này khắc phục được hiện tượng mao mạch chống thấm mạch dọc.
  4. Vị trí số 2 (mặt trên) được lắp với vị trí số 6 (mặt dưới) Hình 1.
  5. Vị trí số 3 ( hình 1) tạo ra cạnh vát để chống hiện tượng thấm ngang, hạn chế hiện tượng tạo mao mạch của mạch vữa ngang.
  6. Vị trí số 4 (mặt trên) được lắp với vị trí số 7 (mặt dưới)  hình 1
  7. Vị trí số 12 (hình 9) là khe hở được tạo ra giữa hai khớp nối của viên gạch khi xây, mục đích dùng để thoát nước mạch ngang, “ khi nước ngấm vào khe hở của vách vị trí số 8 (hình 1) đến khe hở vị trí số 12 (hình 9) nước được thoát theo khe hở 12 và chảy xuống cạnh vát vị trí số 3 (hình 1) và thoát nước ra ngoài.
about-star
about-star